Nguồn bài viết: Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải làm thế nào?
Phải làm thế nào khi chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ? Thủ tục khởi kiện yêu cầu sang tên sổ đỏ ra làm sao? Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ có bị phạt không?
Bài viết dưới đây, Luật Quang Huy sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ để bạn có thể tham khảo.
1. Phải làm thế nào khi chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ?
1.1 Thỏa thuận xem xét lại hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo Điều 106 Luật Đất đai năm 2013, điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm: có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất.
Áp dụng quy định nêu trên, việc mua bán của bạn không đáp ứng được các điều kiện để chuyển nhượng, cụ thể là điều kiện về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên thực tế, việc chuyển nhượng khi không đáp ứng được điều kiện về Giấy chứng nhận nêu tại Điểm a, Khoản 1, Điều 106 Luật Đất đai năm 2013 diễn ra khá phổ biến dẫn đến nhiều tranh chấp xảy ra.
Do vậy, theo Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP, đối với giao dịch chuyển nhượng đất vi phạm Điểm a.4 (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và Điểm a.6 (hình thức văn bản có công chứng, chứng thực), nếu sau khi thực hiện hợp đồng, bên nhận chuyển nhượng đã làm nhà ở kiên cố và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng hoàn toàn có cơ sở để được công nhận. Nên gặp trực tiếp để thương lượng với chủ đất về việc sang tên, hoặc gửi văn bản yêu cầu thực hiện đúng cam kết.
Trong trường hợp họ không thực hiện cam kết, có thể gửi đơn thư đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Vì đây là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng do đó thẩm quyền sẽ thuộc về Tòa án.
1.2 Thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ
Đầu tiên, bạn phải tiến hành kê khai và thực hiện nghĩa vụ tài chính (lệ phí trước bạ và các phí khác liên quan).
- Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải làm thế nào?
Sau đó, bạn phải nộp một bộ hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (theo Mẫu số 09/ĐK theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT);
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
- Giấy tờ viết tay bán đất kèm Quyết định có hiệu lực công nhận hợp đồng;
- Các giấy tờ thể hiện về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính;
- Các giấy tờ chứng minh nhân thân người nộp.
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho hộ gia đình cá nhân nộp hồ sơ tại cơ quan cấp xã.
2. Thủ tục khởi kiện yêu cầu sang tên sổ đỏ
Trường hợp bạn không thể đàm phán với bên bán để họ hợp tác hoàn thiện hồ sơ sang tên giấy chứng nhận, bạn có quyền khởi kiện ra toà án cấp huyện nơi có đất đề nghị giải quyết:
- Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án.
- Tòa án có trách nhiệm phải cấp cho người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
- Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.
3. Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ có bị phạt không?
Theo Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất phải đăng ký biến động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xảy ra biến động.
Hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt lên đến 20 triệu đồng. Cụ thể hóa theo Khoản 2, 3 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định bị phạt tiền như sau:
- Thời gian không sang tên sổ đỏ trong 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn. Cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 01 – 03 triệu đồng ở nông thôn. Gấp 2 lần nếu ở thành thị.
- Thời gian không sang tên sổ đỏ quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn. Cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng. Gấp 2 lần nếu ở thành thị.
Do đó, việc sang tên sổ đỏ khi chuyển nhượng đất là hình thức bắt buộc nếu không sang tên sổ đỏ sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Cơ sở pháp lý
- Luật Đất đai năm 2013
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Đất đai.
- Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
- Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Qua bài viết này chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn nắm được rõ về chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải làm thế nào?
Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Đất đai mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là hỗ trợ các thủ tục liên quan đến chủ đất sông chịu sang tên sổ đỏ trong cả nước.
Nếu còn điều gì chưa rõ, cần hỗ trợ, các bạn có thể liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật Đất đai trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.
Trân trọng./.
Nguồn bài viết: Chủ đất không chịu sang tên sổ đỏ phải làm thế nào?
Xem bài viết gốc tại https://luatquanghuy.vn/chu-dat-khong-chiu-sang-ten-so-do/